LTV O4204 – Chất tẩy công nghiệp đa năng, hiệu quả

Giới thiệu sản phẩm

LTV O4204 là một chất lỏng mang tính kiềm được điều chế dành riêng cho việc tẩy rửa nhanh các lá nhôm tản nhiệt của bộ tản nhiệt. Đó là chất lỏng màu nâu nhạt, khá nhạt có chứa hỗn hợp chất phân tán có thể phân hủy sinh học và các chất hoạt tính cao nhằm loại bỏ nhanh và hiệu qua các bụi, dầu mỡ, đất cát thường gặp trong lá tan nhiệt của bình ngưng dùng không khí trong thiết bị AHU.

Ích lợi của sản phẩm

Khôi phục lại hiệu qua truyền nhiệt của thiết bị nhờ loại bỏ bẩn dầu mỡ và chất lắng đọng. Giữ bề mặt kim loại sạch.

Hướng dẫn sử dụng

Chuẩn bị

  • Bước 1: Tắt quạt hút để ngừng thiết bị AHU, FCU
  • Bước 2: Trang bị dụng cụ bao hộ như găng tay, kính mắt …

LTV O4204 là hóa chất mang tính kiềm mạnh vì vậy tránh tiếp xúc trực tiếp với da. Phải dùng găng tay và kính bảo hộ khi làm việc với hoá chất.

Quy trình tẩy

  • Bước 3: Xịt nước ướt đều bề mặt lá tản nhiệt
  • Bước 4: Xịt hoá chất lên lá tản nhiệt và đợi khoảng 15 – 20 phút cho hoá chất phản ứng với chất bẩn.
  • Bước 5: Rửa lại bằng nước sạch
  • Bước 6: Kiểm tra pH dung dịch nước sau tẩy
  • Bước 7: Kết thúc quy trình tẩy: Khi pH dung dịch nước sau tẩy tương đương pH nguồn nước dùng để rửa

LƯU Ý: Sau khi thực hiện bước 5 mà trên lá tản nhiệt vẫn còn nhiều chất bẩn thì thực hiện lại bước 4…

Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/v5aB

Hệ thống xử lý nước cấp và những lợi ích vượt trội

Nước cấp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Để đảm bảo nguồn nước an toàn, hệ thống xử lý nước cấp cần phải áp dụng công nghệ hiện đại và quy trình xử lý chặt chẽ.


Nước cấp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Để đảm bảo nguồn nước an toàn, hệ thống xử lý nước cấp cần phải áp dụng công nghệ hiện đại và quy trình xử lý chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu khái niệm nước cấp, các đặc điểm của nước ngầm và quy trình xử lý nước cấp tiêu chuẩn.

Nước cấp là gì?

Nước cấp là nguồn nước đã trải qua các công đoạn xử lý tại nhà máy hoặc các trạm bơm, nhằm loại bỏ các tạp chất và vi sinh vật có hại. Sau khi được xử lý, nước sạch được vận chuyển đến các trạm trung chuyển, từ đó phân phối đến người tiêu dùng. Nước cấp đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn an toàn cho sức khỏe và môi trường.

Đặc điểm của nước cấp

Nước ngầm

Nước ngầm là một trong những nguồn nước chính được khai thác từ các tầng địa chất sâu. Tùy thuộc vào cấu tạo địa chất, nước ngầm có các đặc tính khác nhau. Ví dụ, nước ngầm khai thác từ khu vực có tầng đá vôi thường có độ cứng cao, trong khi nước từ vùng có địa chất granit hay cát lại mang tính acid và ít khoáng chất. Đặc điểm riêng biệt của nước ngầm yêu cầu phải có các phương pháp xử lý phù hợp để đảm bảo chất lượng nước sau khi khai thác.

Đặc tính của nước ngầm

Nước ngầm không chứa oxy nhưng có thể có nhiều khí khác như H2S, CO2. Độ đục của nước ngầm thường thấp do đã được lọc tự nhiên qua các tầng địa chất, nhưng lại chứa nhiều khoáng chất hòa tan như sắt, mangan, magiê và canxi. Ở một số khu vực, nước ngầm có thể bị nhiễm sắt và mangan với hàm lượng cao, điều này khiến nước chuyển sang màu vàng khi tiếp xúc với không khí.

Tại sao nên sử dụng nước cấp?

Nước cấp là nguồn nước đã được xử lý theo các tiêu chuẩn khắt khe, đảm bảo loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và các chất gây hại. Sử dụng nước cấp không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tật. Trên toàn cầu, tình trạng thiếu nước sạch đang trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là tại các quốc gia châu Phi, nơi mà hàng triệu người không có cơ hội tiếp cận nước sạch.

Tại Việt Nam, với dân số thành thị chiếm 34,4% dân số cả nước (theo Tổng điều tra dân số 2019), nhu cầu sử dụng nước sạch đang ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, việc xử lý nước tại các khu vực đông dân cư thường gặp nhiều vấn đề, như nước nhiễm phèn, chì, hoặc bị ô nhiễm do tác động từ các cụm công nghiệp. Do đó, việc sử dụng nước cấp đã qua xử lý là giải pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Các loại nước cấp phổ biến

Có hai loại nước cấp chính được sử dụng phổ biến hiện nay:

  • Nước cấp dùng trong ăn uống (theo tiêu chuẩn QCVN 01:2009/BYT)
  • Nước cấp dùng trong sinh hoạt (theo tiêu chuẩn QCVN 02:2009/BYT)

Một hệ thống xử lý nước cấp hiệu quả cần đáp ứng các tiêu chí như:

  • Vận hành 100% công suất: Hệ thống phải được tối ưu hóa để hoạt động liên tục và hiệu quả.
  • Thiết kế đơn giản, chi phí thấp: Dễ vận hành, bảo trì và tiết kiệm chi phí là những yếu tố quan trọng.
  • Loại bỏ tạp chất hiệu quả: Hệ thống phải đảm bảo các tạp chất không bị tràn vào các khu vực lưu trữ nước sạch.
  • Kích thước nhỏ gọn: Hệ thống phải đảm bảo vừa đáp ứng nhu cầu lưu trữ nước sạch trong 1-2 ngày, vừa có thiết kế thẩm mỹ cao.

Quy trình xử lý nước cấp đạt chuẩn tại Long Trường Vũ

Công ty TNHH Kỹ Thuật Công Nghệ Môi Trường Long Trường Vũ đã phát triển một hệ thống xử lý nước cấp chuẩn gồm 5 bước, đảm bảo chất lượng nước đạt tiêu chuẩn an toàn:

  • Bước 1: Bơm nước

Nước được bơm từ sông vào hệ thống xử lý nước qua các song chắn rác, loại bỏ các vật thể lớn như cặn bã, cát và rác thải trước khi đưa vào bể chứa.

  • Bước 2: Keo tụ tạo bông

Quá trình keo tụ giúp kết dính các tạp chất thành các hạt lớn hơn, dễ lắng xuống đáy bể. Hóa chất thường sử dụng là PAC (Poly Aluminium Chloride), có khả năng lắng đọng hiệu quả hơn so với các hợp chất khác.

  • Bước 3: Xử lý bùn

Các lớp bùn lắng đọng ở đáy bể được thu gom và nén lại để tái sử dụng làm phân bón. Phần nước đã qua lắng tiếp tục được xử lý hóa học trong bể lắng.

  • Bước 4: Lọc nhanh

Tại bể trung gian, các tạp chất và vi sinh vật còn sót lại sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhờ quá trình lọc và sử dụng hóa chất khử trùng.

  • Bước 5: Khử trùng

Dung dịch NaOCL được thêm vào với liều lượng phù hợp để khử trùng, đảm bảo nước an toàn trước khi cung cấp cho sinh hoạt hoặc sản xuất.

Kết luận

Hệ thống xử lý nước cấp là giải pháp tối ưu để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất. Tùy thuộc vào điều kiện và đặc điểm nguồn nước, quy trình xử lý có thể thay đổi nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn là cung cấp nguồn nước đạt tiêu chuẩn an toàn. Long Trường Vũ - Công ty xử lý nước cấp cam kết mang đến những dịch vụ xử lý nước cấp hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/kY64

Đăng ký làm đại lý Long Trường Vũ – Chính sách hỗ trợ tốt nhất

Nắm bắt xu hướng kinh doanh trong năm 2023 trong lĩnh vực Chất tẩy rửa vệ sinh Công nghiệp và Công nghệ xử lý nước sạch với các giải pháp chống cáu cặn ăn mòn lò hơi và hệ thống lạnh (hệ thống giải nhiệt) ngày càng phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam.


Long Trường Vũ đăng tuyển Đại lý trên toàn quốc cùng phát triển kinh doanh với mức chiết khấu lên đến 25% (áp dụng cho Đại lý, CHƯA bao gồm thưởng đạt chỉ tiêu doanh số) cùng nhiều chính sách được minh bạch rõ ràng, sản phẩm luôn có sẵn – giao hàng nhanh chóng và hỗ trợ kỹ thuật cho từng Đại lý phân phối Chất tẩy rửa.

Long Trường Vũ tuyển Đại lý phân phối Chất tẩy rửa cụ thể:

  • Hỗ trợ tư vấn chiến lược kinh doanh.
  • Chiết khấu lên đến 25% (áp dụng cho Đại lý, CHƯA bao gồm thưởng đạt chỉ tiêu doanh số) cho tất cả các sản phẩm Chất tẩy rửa cùng lộ trình thưởng theo Tháng, Quý, Năm rõ ràng…
  • Chuyển giao khách lẻ khu vực cho Đại lý.
  • Hỗ trợ khách hàng lẻ đến các cửa hàng/ đại lý gần nhất để tư vấn sản phẩm.
  • Được hỗ trợ ấn vật phẩm phục vụ bán hàng như Standee, Catalogue, Brochure, Phướn…
  • Hỗ trợ Marketing thương hiệu toàn diện với hình ảnh, nội dung, video truyền thông.
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng và tư vấn, đào tạo kỹ thuật trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm.
  • Tất cả các sản phẩm đều có chứng nhận xuất xứ rõ ràng (theo tiêu chuẩn Quốc tế như: ISO 9001:2015, ISO 14001:2015, ISO 45001:2018…)

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tẩy rửa vệ sinh công nghiệp, xử lý nước sạch và cung cấp các giải pháp chống cáu cặn ăn mòn lò hơi và hệ thống lạnh. Long Trường Vũ luôn nỗ lực hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn và được các Khách hàng lớn đồng hành cho đến nay như: Bitexco Group, C.P Group, Vinpearl, De heaus, Sofitel, Petro Việt Nam…

Tính đến nay, Long Trường Vũ đã có hệ thống và trung tâm dịch vụ trải dài cả 3 miền Bắc – Trung – Nam và thường xuyên tuyển CTV phân phối Chất tẩy rửa.

Nếu bạn:
  • Là chuyên viên kinh doanh B2B.
  • Chiết khấu lên đến 20% (áp dụng cho CTV, CHƯA bao gồm thưởng đạt chỉ tiêu doanh số) cho tất cả các sản phẩm Chất tẩy rửa cùng lộ trình thưởng theo Tháng, Quý, Năm rõ ràng…
  • Đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng công nghiệp.
  • Muốn gia tăng thu nhập cho bản thân, có thu nhập ổn định khi có khách hàng thường xuyên.
  • Hoa hồng bán hàng cao, thu nhập không giới hạn.
  • Hỗ trợ data khách hàng mục tiêu.
  • CTV sẽ không ảnh hưởng đến công việc hiện tại.
Đặc biệt: Nếu bạn phụ trách đào tạo cho các CTV khác bán hàng thành công thì sẽ nhận thêm mức thưởng 4% doanh số của CTV đó. 

Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/20ef 

Long Trường Vũ – Uy tín trong cung cấp chất tẩy rửa công nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chất nhất là những chất tẩy rửa. Bởi khả năng loại bỏ vết bẩn nhanh chóng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tối ưu.


Chất tẩy rửa công nghiệp là gì?

Chất tẩy rửa công nghiệp là sản phẩm được chế tạo từ các chất hóa học, có công dụng làm sạch mọi vết bẩn trên bề mặt như sàn, mặt gỗ, bề mặt kim khí.

Chất tẩy có các chất hóa học, chất tẩy trắng, nhuộm màu và chất ổn định nhằm mang lại hiệu quả cao khi tẩy rửa.

Chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ, có đặc tính phân cực và không phân cực, được chia làm 3 loại: Anion, Cation và không ion. Trong đó, Anion và Cation có điện tích âm, gắn với các chuỗi CC không phân cực.


  • Canion sản sinh ion điện tích dương trong dung dịch.
  • Anion bao gồm các xà phòng, chất tẩy rửa tổng hợp hiện đại sản sinh ra điện âm ion trong dung dịch.
  • Chất tẩy không ion có một số nguyên tử điện dương yếu và điện âm. Điều này do điện tử thu hút sức mạnh của các nguyên tử oxi.

Phân loại chất tẩy rửa công nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chất nhất là những chất tẩy rửa. Dựa vào mục đích sử dụng và tính năng, chất tẩy rửa công nghiệp được chia thành 4 loại phổ biến dưới đây:

Chất tẩy rửa trung tính

Là chất có nồng độ pH=7, dễ dàng sử dụng và ít gây hại đến bề mặt làm sạch. Đây là loại chất được sử dụng phổ biến trong việc vệ sinh, tẩy rửa hàng ngày như: nước rửa tay, rửa chén, giặt quần áo,…

Chất tẩy rửa gốc kiềm

Là chất được sử dụng trong việc làm sạch các thiết bị (điện thoại, điều hòa, nội thất,…) với ưu điểm không gây bất kỳ vết trầy xước nào trên bề mặt cần làm sạch. Việc của bạn cần làm chỉ là xịt chất tẩy rửa này lên bề mặt vật cần làm sạch. Sau đó dùng một chiếc khăn ẩm mềm lau khô bề mặt đó.

Chất tẩy rửa gốc axit

Là chất gốc axit dùng để tẩy rửa các chất vô cơ (xi măng, vôi, vữa…) thường được dùng để vệ sinh sàn nhà, nhà vệ sinh, ban công,… mà vẫn giữ được kết cấu của nguyên liệu.

Chất tẩy rửa chuyên dụng cho các vật liệu đặc biệt

Chất này khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý bởi nó là chất chuyên dụng nên tính tẩy rửa khá cao. Nếu sử dụng không đúng cách rất có thể sẽ làm cho đồ vật của bạn bị hư hại, kém chất lượng, hỏng hóc,…

Đặc tính của chất tẩy rửa công nghiệp

Từ góc nhìn hóa học, chất tẩy rửa bao gồm các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Các hợp chất vô cơ có thể là các chất mang tính kiềm, muối trung tính và các chất không tan trong nước. Các hợp chất hóa học bao gồm anion, cation hoặc lưỡng tính (không ion). Còn chất tẩy rửa hữu cơ được chiết xuất từ tự nhiên hoặc các phản ứng nhân tạo mà không thêm các chất nhân tạo vào.

Các chất tẩy rửa sẽ hoạt động theo đúng thứ tự quy trình sau đây:

  • Làm giảm độ căng của nước, từ đó giúp nước và xà phòng thấm sâu vào vết bẩn.
  • Đánh tan và loại bỏ vết bẩn (kết hợp với các thao tác vò, chà xát, cọ rửa…)
  • Phủ một lớp bảo vệ vô hình lên bề mặt cần làm sạch, nhằm ngăn chặn tình trạng vết bẩn bị bám ngược trở lại.

Nguyên tắc khi sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp

Chất tẩy rửa công nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến trên quy mô lớn. Bởi khả năng loại bỏ vết bẩn nhanh chóng, tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo được hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người dung cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Hiểu rõ về tính năng của chất
  • Pha đúng liều lượng của dung dịch tẩy rửa
  • Sử dụng chất phù hợp với bề mặt cần làm sạch
  • Nên lựa chọn những loại chất tẩy rửa lành tính
  • Tuân thủ các quy tắc về an toàn lao động
  • Tìm hiểu kỹ lưỡng phương pháp xử lý phù hợp khi gặp sự cố

Công dụng của chất tẩy rửa công nghiệp

Chất tẩy rửa công nghiệp là những chất có khả năng tẩy rửa cực mạnh để xử lý bề mặt kim loại, tẩy rửa dầu mỡ công nghiệp và phục vụ một số hoạt động rửa máy móc, dụng cụ máy. Để tăng hiệu quả làm sạch, bảo dưỡng sàn cao nhất,…các loại chất tẩy rửa này thường được sử dụng kết hợp với máy chà sàn nhà xưởng.

Sau khi hoạt động một thời gian, gỉ sét sẽ bắt đầu hình thành và bám vào bề mặt đường ống, nồi hơi,…làm giảm diện tích ống, giảm lưu lượng nước và tiêu tốn nhiên liệu. Lúc này, việc sử dụng các loại chất tẩy rửa cáu cặn đường ống là điều cần thiết. Nó sẽ giúp đường ống trở nên thông thoáng.

Lưu ý khi sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp để đảm bảo an toàn, hiệu quả

Chất tẩy rửa được tạo ra là nhờ tiền thân của chất. Chất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cho nên khi sử dụng bạn phải lưu ý một số điều sau:

  • Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ như: khẩu trang, kính, găng tay,...
  • Nên mua chất tại cơ sở uy tín, đảm bảo chất lượng.
  • Không quá lạm dụng chất trong việc làm sạch.
  • Bảo quản chất trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm mốc.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chất tẩy rửa công nghiệp. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm về sản phẩm, dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hơp, an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/9mfF

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Hệ thống xử lý nước thải là quá trình sử dụng nhiều công nghệ và hóa chất khác nhau nhằm loại bỏ các chất bẩn, tạp chất ô nhiễm, vi khuẩn, virus,... Điều này giúp cung cấp nguồn nước sạch hơn, bảo vệ môi trường và cho phép tái sử dụng nước thải sau quy trình xử lý nước thải.


Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Hệ thống xử lý nước thải là quá trình sử dụng nhiều công nghệ và hóa chất khác nhau nhằm loại bỏ các chất bẩn, tạp chất ô nhiễm, vi khuẩn, virus,... Điều này giúp cung cấp nguồn nước sạch hơn, bảo vệ môi trường và cho phép tái sử dụng nước thải sau quy trình xử lý nước thải.

Một hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn được đánh giá như thế nào?

Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn được đánh giá dựa trên sự phù hợp với các yêu cầu, tiêu chí và sự thay đổi của nhu cầu xử lý nước thải. Điều này đảm bảo tuổi thọ dài, ít cần sửa chữa hoặc thay thế trong quá trình sử dụng. Một hệ thống đạt chuẩn cần xử lý tốt các vấn đề cơ bản như sau:

  • Loại bỏ các thành phần độc hại trong nước, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn.
  • Chi phí xây dựng và lắp đặt hợp lý để đảm bảo chất lượng nước thải.
  • Dễ nâng cấp hệ thống khi có sự thay đổi về chất lượng nước.
  • Có khả năng điều chỉnh lượng hóa chất để xử lý hiệu quả nước thải.

Hệ thống xử lý nước thải cơ bản bao gồm những công đoạn nào?

Công đoạn xử lý cơ học

Bao gồm các quy trình như tách rác, tách dầu mỡ, lắng cát, loại bỏ rác và cặn bã, dầu mỡ,... khỏi nước thải.

Nước thải từ các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, sau khi qua xử lý sơ bộ sẽ được chuyển về hố thu gom tập trung. Tại đây, nước thải sẽ được đưa vào thiết bị lọc rác tinh để loại bỏ các cặn bẩn, sỏi đá có kích thước lớn hơn 1,5mm. Sau đó, nước thải mới được chuyển đến hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải ra môi trường.

Công đoạn xử lý hóa học

Gồm các bước như trung hòa pH, keo tụ, tạo bông, lắng, tuyển nổi,... để điều chỉnh độ pH và loại bỏ tạp chất hữu cơ, kim loại nặng, cặn bẩn lơ lửng.

Sau khi nước thải đã được loại bỏ cặn bẩn, dầu, mỡ, nó sẽ được đưa về bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ chất thải. Tại đây, hệ thống sục khí được sử dụng để làm xáo trộn đều nguồn nước, giảm thiểu hiện tượng lắng cặn ở đáy bể và ngăn ngừa phân hủy kỵ khí gây mùi hôi.

Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm vào bể keo tụ tạo bông, nơi hóa chất được thêm vào để các hạt keo trong nước thải kết dính với nhau, tạo thành cặn bông lớn và nặng hơn. Các cặn bông này sau đó sẽ được dẫn qua bể lắng để lắng xuống nhờ trọng lực. Cặn sau khi lắng xuống đáy bể sẽ được thu gom vào bể chứa bùn để mang đi xử lý.

Công đoạn xử lý sinh học

Ở công đoạn xử lý thải này, thường bao gồm các quá trình kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để thực hiện việc loại bỏ các thành phần ô nhiễm hữu cơ.

Công đoạn lọc nước

Nhiệm vụ chính là loại bỏ các chất rắn lơ lửng còn sót lại trong nước thải. Mức độ lọc của nước thải phụ thuộc vào quy định xả thải của từng khu vực đối với hàm lượng chất rắn trong nước thải.

Hệ thống bảng điều khiển

Hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tối ưu hóa tự động hóa của từng doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với các nhà máy sản xuất điện, nước thải đầu ra thường là nước thải xi mạ, do đó hàm lượng vô cơ và kim loại sẽ rất cao. Vì vậy, công đoạn xử lý thải bằng hóa học được coi là quan trọng nhất.

Ngược lại, đối với các nhà máy chế biến thực phẩm, xử lý nước thải từ quá trình sản xuất sữa, sản phẩm từ sữa hoặc đồ uống thì công nghệ xử lý sẽ tập trung vào việc loại bỏ các tạp chất ô nhiễm hữu cơ. Trong trường hợp này, công đoạn xử lý sinh học lại được xem là giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất.

Dịch vụ xử lý nước thải uy tín chất lượng giá tốt Long Trường Vũ

Cùng với việc sử dụng vi sinh, hóa chất là một phương pháp không thể thiếu trong quá trình xử lý nước, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và đảm bảo nguồn nước đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Long Trường Vũ, với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hóa chất, chuyên cung cấp các loại hóa chất thông dụng, dịch vụ xử lý nước thải và các dịch vụ tư vấn, đào tạo về an toàn hóa chất, rất mong có cơ hội phục vụ quý khách hàng.

Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/QL3N

Tại sao cần phải xử lý cáu cặn lò hơi định kỳ?

  

Cáu cặn lò hơi là gì?

Lò hơi là 1 thiết bị sinh hơi, hơi sinh ra được dùng đi sản xuất là dạng hơi tinh khiết, các tạp chất sẽ còn lại trong nước tồn đọng lại bên trong hệ thống lò hơi.

Các cáu cặn của lò hơi hình thành bởi các tạp chất kết tủa tách ra từ nước trên bề mặt truyền nhiệt của lò hoặc bởi các chất lơ lửng trong nước lắng xuống bề mặt lò, trở nên cứng và bám chặt vào bề mặt. Sự bay hơi nước trong lò là nguyên nhân dẫn đến các tạp chất này ngày càng lắng đọng dày thêm.


Những thành phần thường tìm thấy phổ biến trong cáu là Canxi cacbonat, Canxi photphat, Magie hydroxit, Magie Silicat… Loại cáu cặn thông dụng nhất trong lò hơi là loại cáu cacbonat hình thành từ độ cứng của nước kết hợp với các ion cacbonat tồn tại trong nước từ CO2 hòa tan.

Nguyên nhân gây cáu cặn lò hơi.

Nguyên nhân đầu tiên gây ra cáu cặn bám vào thành lò hơi đó chính là việc vệ sinh lò hơi kém, không xử lý cáu cặn lò hơi thường xuyên dẫn đến tình trạng cáu cặn kết dính vào thành lò hơi

Hầu hết cáu cặn trong nồi hơi hầu như bắt nguồn từ độ cứng của nước. Độ cứng này sẽ phản ứng trong môi trường nhiệt và tạo ra cáu cặn bám vào thành nồi hơi. Và đây là là một trong những nguyên nhân nước cứng không được sử dụng trong lò hơi, nồi hơi. Còn muốn sử dụng, người ta phải làm mềm nước cứng trước khi đun sôi để lấy hơi.

Ngoài ra, cáu cặn nồi hơi được gây ra là bởi các tạp chất được kết tủa trực tiếp trong nước và bám vào thành lò hơi hoặc do các chất lơ lửng trong nước lắng vào bám vào thành, bề mặt lò hơi. Sự bay hơi trong nồi hơi sẽ làm cho cáu cặn kết dính và cô đặc hơn.

Các chất lắng đọng đi vào lò từ nước cấp lò (là hỗn hợp của nước nguồn và nước ngưng tụ) và bị “cô đặc” lên nhiều lần trong lò hơi. Kết quả là sự lắng đọng các chất đó xảy ra trên bề mặt trong của lò, đặc biệt tại những chỗ trao đổi nhiệt mạnh. Các chất lắng đọng là các chất cách nhiệt, nên sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ gây ra nứt gãy. Các chất này cũng hạn chế tốc độ bay hơi của nước. Và khi nước bị hạn chế bay hơi lại góp phần vào hiện tượng quá nhiệt, làm sôi lớp màng mỏng sát bề mặt lò và thúc đẩy quá trình lắng đọng.

Lượng tạp chất bên trong lò hơi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cơ bản do 2 yếu tố chính như sau:

  • Tạp chất trong nước cấp cho lò hơi: Nước cấp càng xấu thì tỉ lệ tạp chất càng nhiều, Các chỉ tiêu căn bản trong nước gây nên cáu cặn gồm: Độ cứng, TDS, Silica, các loại khoáng.
  • Xả đáy lò hơi: Việc xả đáy lò hơi thường xuyên sẽ phần nào loại bỏ được các tạp chất trong lò hơi. Tuy nhiên do các yếu tố khách quan mà chúng ta không thể liên tục xả đáy lò hơi: Vận hành liên tục, lò hơi hụt áp, nhân công không có thời gian xả đáy, không biết xả bao nhiêu là đủ.

Cáu cặn trong lò hơi ảnh hưởng như thế nào nếu không tẩy rửa

Nếu không thực hiện tẩy rửa cáu cặn lò hơi và tiếp tục sử dụng như hiện tại về lâu dài sẽ gây ra những vấn đề sau:

  • Nứt gãy đường ống do quá nhiệt. Do các chất lắng đọng (nước chưa được xử lý tốt) đi vào lò từ nước cấp lò bị “cô đặc” lên nhiều lần trong lò hơi. Các chất lắng đọng là các chất cách nhiệt, nên sẽ gây ra hiện tượng quá nhiệt cục bộ gây ra nứt gãy.
  • Giảm hiệu quả sinh hơi. Do các tạp chất sinh ra hạn chế tốc độ bay hơi của nước. Và khi nước bị hạn chế bay hơi lại góp phần vào hiện tượng quá nhiệt, làm sôi lớp màng mỏng sát bề mặt lò và thúc đẩy quá trình lắng đọng.
  • Dừng lò để sửa chữa lò ảnh hưởng đến sản xuất.
  • Tăng chi phí sửa lò, bảo trì lò : thay thế các ống bị bít do cặn.
  • Giảm tuổi thọ lò hơi.
  • Ăn mòn do chất lượng nước chưa được xử lý tốt, ăn mòn trong quá trình vận hành lò hơi, ăn mòn do cáu cặn gây ra.
  • Đóng cáu cặn trong lò hơi. Do đặc tính của lò hơi là cô đặc dung dịch nên nước cấp sẽ bị cô đặc lại lâu ngày không xả ra ngoài sẽ làm tạo thành cáu bên trong lò ngày càng nhiều thêm.
  • Nhiễm bẩn hơi do chất lượng nước chưa tốt và cáu cặn bên trong lò có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
  • Những lo lắng về một lò hơi vận hành thiếu an toàn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động tại Quý doanh nghiệp.

Vì thế việc xử lý nước cấp và nước lò rất quan trọng nhằm kéo dài thời gian bảo trì sửa chữa cũng như tẩy lò.

Vì sao lựa chọn công ty tẩy rửa lò hơi Long Trường Vũ

Phòng ngừa toàn diện

  • Xây dựng quy trình: thực hiện phòng ngừa và kiểm soát các sự cố.
  • Huấn luyện: huấn luyện kỹ thuật cho nhân sự của khách hàng.
  • Kiểm soát: Cung cấp cho khách hàng các thiết bị đo đạc và kiểm soát tại hiện trường.
  • Đánh giá: Định kỳ đánh giá tuân thủ quy trình và kiểm soát chéo kết quả do đạc
  • Điều chỉnh: Đề xuất khách hàng những biện pháp khắc phục và cải tiến.

Điều gì chúng tôi khác biệt với đối thủ

  • Lựa chọn đối tác và phân khúc khách hàng phù hợp định hướng phát triển.
  • Chú trọng phát triển đội ngũ nhân sự thông qua các hoạt động định hướng, đào tạo và tái đào tạo.
  • Xây dựng môi trường làm việc và Văn hóa doanh nghiệp hướng đến sự tích cực.
  • Thực hành giá trị cốt lõi “Cam kết, minh bạch, tích cực”
  • Xây dựng cơ chế chính sách theo hình tượng “hải đoàn”.
  • Ứng dụng các công nghệ mới nhất vào chuyên môn và quản trị.
  • Sự kiên định

Chính sách chăm sóc khách hàng

  • Định kỳ hàng tháng lấy mẫu nước kiểm tra và báo cáo KQ.
  • Cung cấp thiết bị đo các chỉ tiêu TDS, pH, độ cứng.
  • Khoá huấn luyện kỹ thuật xử lý nước lò hơi.
  • Phương pháp và biểu mẫu quản lý quy trình đảm bảo chất lượng nước cấp lò hơi.
  • Nội soi kiểm tra lò hơi định kỳ.
Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/ZqG5

Hướng dẫn bảo dưỡng và vệ sinh tháp giải nhiệt Long Trường Vũ

 

Chất màng RO là gì?

Chất tẩy rửa màng Ro dùng để loại bỏ những cặn có tính kiềm và chất sa lắng dạng oxit kim loại trên lớp màng hay đường ống dẫn, kiểm soát giá trị pH của nước cấp nhằm hạn chế mối nguy hiểm từ cặn.

Cấu tạo của màng lọc RO

Điểm đặc biệt của công nghệ lọc RO chính là cấu tạo của màng lọc:

  • Phần màng lọc RO được cấu tạo bằng các chất liệu đặc biệt gọi là TFC (Thin Film Composite). Chúng được tạo thành các cụm màng lọc xếp chồng lên nhau và cuộn lại theo hình xoắn ốc cuốn quanh ống dẫn nước trung tâm. Mỗi cụm gồm: lớp đệm, màng lọc và lớp thẩm thấu.
  • Ống dẫn nước trung tâm hay còn gọi là trục định tâm, giúp tập trung nước tinh khiết sau khi đã được lọc qua màng.
  • Toàn bộ bề mặt ngoài cùng là lớp màng bảo vệ bằng nhựa mỏng.

Nguyên lý hoạt động của màng RO

Nguyên lý hoạt động của Màng lọc nước RO là: Màng lọc này hoạt động trên cơ chế chuyển động của các phần tử nước nhờ áp lực nén của máy bơm. Theo đó, máy bơm – bộ phận của máy lọc nước RO sẽ tạo lực mạnh giúp nước đi xuyên qua được các màng lọc. Từ đó, đẩy các thành phần hóa học, tạp chất, kim loại, ion kim loại, vi khuẩn, virus… có trong nước chuyển động văng ra vùng có áp lực thấp. Sau đó sẽ trôi theo dòng nước thải ra ngoài.

Có thể thấy, dòng nước đi vào màng lọc sẽ có áp lực rất lớn do được bơm từ máy bơm lên. Theo đó, nước chảy theo hướng xoắn ốc đi qua bề mặt màng lọc, nước sẽ bị văng xuống các tầng dưới và tập trung lại ở ống dẫn nước trung tâm (nước tinh khiết). Nhờ có lớp thẩm thấu được gắn ở giữa tấm lọc giúp nước chảy đều trên màng lọc.

Sau quá trình tạo ra nước sạch, tạp chất được giữ lại sẽ được hòa vào nước và đẩy ra bên ngoài.

Những đặc điểm nổi bật của màng lọc RO

Trong công nghệ lọc nước đóng chai: màng R.O được sử dụng rất nhiều trong công nghệ làm nước tinh khiết, nước đóng chai….

Ứng dụng của màng R.O trong công nghiệp thực phẩm: được sử dụng nhiều trong các hệ thống tiền xử lý nước cho sản xuất, đặc biệt các ngành công nghiệp thực phẩm đòi hỏi chất lượng nước cao: sản xuất nước giải khát, sản xuất bia rượu, sản xuất dược phẩm,…

Dấu hiệu cho thấy màng RO bị bám bẩn, cần phải tẩy cáu cặn:

  • Nước thành phẩm qua màng RO giảm 10 – 15%
  • Tỉ lệ muối trong dòng thành phẩm bình thường qua màng tăng 5 – 10%
  • Chênh áp suất (áp suất dòng nước vào trừ áp suất dòng thành phẩm) tăng 10 – 15%
  • Áp suất của bơm tăng 10% – 15%

Nếu các dấu hiệu trên diễn ra trong thời gian dài, việc tẩy rửa màng RO có thể không khôi phục được hiệu suất của màng RO. Ngoài ra, thời gian giữa các lần súc rửa màng RO trở nên ngắn hơn do màng RO sẽ hôi hoặc đóng cặn nhanh hơn.

Quy trình tẩy rửa (súc rửa, vệ sinh) màng RO

Thông thường, nước cấp vào màng RO đã được xử lý qua các công đoạn lắng, lọc thô, xử lý vi sinh, lọc tinh nhưng dù sử dụng thiết bị lọc gì thì vẫn còn một lượng tạp chất đi vào màng RO.

Màng RO là thiết bị lọc thẩm thấu ngược, có kích thước mao quản rất nhỏ nhưng các chất bẩn, vi sinh,… có kích thước lớn hơn mao quản RO thì đều bị giữ lại. Chính vì lý do đó mà sau một thời gian hoạt động thì các tạp chất sẽ lấp đầy lỗ mao quản, gây nghẹt, tăng áp và giảm lưu lượng nước. Do đó, cần phải vệ sinh để loại bỏ các tạp chất ra khỏi màng RO.

Tạp chất gây tắc nghẽn màng RO thông thường là cáu cặn và vi sinh

Vậy có loại chất nào vừa tẩy cáu cặn lại có thể tẩy vi sinh? Trên thị trường Chúng tôi chưa thấy có loại chất nào có đáp ứng 2 công dụng này

Nếu sử dụng chất tẩy riêng biệt (tẩy cáu cặn hoặc tẩy vi sinh) thì sử dụng chất tẩy nào trước?

Quy trình tẩy:

  • Bước 1: Tẩy vi sinh bằng chất tẩy có tính kiềm (không phải kiềm)
  • Bước 2: Tẩy cáu cặn bằng chất tẩy có tính axit (không phải axit)

Trong quá trình tẩy cần lưu ý:

  • Đường ống lắp đặt nên sử dụng đường ống mềm để dễ thao tác
  • Trong suốt quá trình tẩy rửa cần kiểm tra nồng độ chất tẩy để biết hiệu quả tẩy và tuân thủ theo các thông số của nhà sản xuất như pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy, chênh lệch áp suất…
  • Không sử dụng chất tẩy có tính axit để tẩy cáu cặn trước vì nếu trong màng RO có vi sinh thì chất tẩy có tính axit sẽ phản ứng với màng vi sinh tạo lớp màng rất cứng làm cho màng RO bị tắc nghẽn còn nghiêm trọng hơn.
  • Sau khi kết thúc mỗi giai đoạn tẩy cần vệ sinh sạch chất tẩy rửa bằng nước sạch không chứa chất clo.

Vì sao cần sục rửa màng lọc RO công nghiệp

Màng lọc RO với công nghệ lọc thẩm thấu ngược với công suất lọc lớn. Do đó, các tạp chất có thể bám vào. Nếu không vệ sinh màng lọc thường xuyên có thể sẽ gây ra hậu quả sau:

  • Tắc lõi lọc
  • Nước có cặn và có vị lạ
  • Nước có vẩn, không trong
  • Nước không chảy hoặc chảy ít
  • Bơm áp bị nóng hoặc cháy do hoạt động liên tục không ngừng
  • Khe lọc biến dạng không loại bỏ được tạp chất độc hại
  • Tuổi thọ lõi lọc giảm và tốn nhiều chi phí thay thế lõi lọc.

Vậy nên, hãy sử dụng chất súc rửa màng lọc Ro khi màng RO có dấu hiệu bám bẩn để giảm mọi rủi ro có thể xảy ra.

Các loại chất súc rửa màng lọc RO công nghiệp và hướng dẫn sử dụng

Chất súc rửa màng lọc RO

Sử dụng chất LTV-U900 và LTV-U800

Hướng dẫn sử dụng

Giai đoạn 1:

  • Chuẩn bị dung dịch LTV-U900 với nồng độ 1 ÷ 2%, pH 10 - 12 tại 30 độ C.
  • Bơm 20% dung dịch vừa chuẩn bi xuyên qua hệ thống màng RO và xả bỏ theo đường “drain”.
  • Bơm tuần hoàn và ngâm dung dịch còn lại khoảng 15 phút trong thời gian khoảng 4 giờ.
  • Dùng nước sạch không chứa chất clo để bơm vào hệ thống RO nhằm loại bỏ hoàn toàn chất LTV-U900 ra khỏi hệ thống RO trước khi sử dụng chất LTV-U800.
Nếu dung dịch rửa có sự thay đổi màu sắc lớn thì xả bỏ, chuẩn bị lại dung dịch mới và lặp lại quá trình rửa như cũ.

Giai đoạn 2:

  • Chuẩn bị dung dịch LTV-U800 với nồng độ 1 ÷ 2%, pH 1 ÷ 3.
  • Bơm 20% dung dịch vừa chuẩn bi xuyên qua hệ thống màng RO và xả ra theo đường “drain”.
  • Bơm tuần hoàn và ngâm dung dịch còn lại khoảng 30 phút trong thời gian khoảng 3 ÷ 6 giờ.
  • Dùng nước sạch không chứa chất clo để bơm vào hệ thống RO nhằm loại bỏ hoàn toàn chất LTV-U800 ra khỏi hệ thống RO.

Nếu dung dịch rửa có sự thay đổi màu sắc lớn thì xả bỏ, chuẩn bị lại dung dịch mới và lặp lại quá trình rửa như cũ.

Những lưu ý khi sử dụng chất rửa màng RO

  • Quy trình rửa màng phải được thực hiện theo trình tự như trên, không được sử dụng chất có tính axít để rửa màng RO trước khi sử dụng chất có tính kiềm, vì sẽ nảy sinh một vài yếu tố tác động xấu đến lớp màng. Khi axít tác dụng với hợp chất hữu cơ sẽ hình thành một lớp màng bền vững bao quanh màng RO mà không thể loại bỏ được.
  • Tuân thủ theo các thông số của nhà sản xuất đã đưa ra như giá trị pH, nhiệt độ, tốc độ dòng chảy và chênh lệch áp suất.
  • Rửa màng thật kỹ bằng nước sạch không chứa chất clo sau khi kết thúc từng giai đọan tẩy rửa, kiểm tra pH trung tính.
  • Việc tẩy rửa phải được giám sát và điều phối bởi người có kiến thức và kinh nghiệm phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả và an toàn cho hệ thống cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tham gia thực hiện.

Dịch vụ súc rửa, thay thế, phục hồi màng R.O công nghiệp của Long Trường Vũ

Vệ sinh chống cáu cặn màng RO-Những điều cần lưu ý

Rất nhiều khách hàng cho Chúng tôi biết họ dùng axit để tẩy rửa màng RO thì rất sạch. Họ cho rằng áp lực trước khi tẩy là 08kg/cm2 nhưng sau khi tẩy áp đạt 05kg/cm2 và lưu lượng nước chảy mạnh hơn tức là cáu cặn đã được tẩy sạch. Chúng tôi có đặt câu hỏi “vậy trở lực thông thường là bao nhiêu thì họ cho biết khoảng 6kg/cm2”. Chúng tôi thắc mắt tại sao sau khi tẩy trở lực nước lại thấp hơn và lưu lượng nước lại lớn hơn thông thường, khách hàng vẫn trả lời là tốt chứ sao? Vậy có thật sự tốt không? Liệu màng RO có bị thủng không? Điều khách hàng quan tâm là lưu lượng nước và trở lực hay chất lượng nước được xử lý qua màng RO?

Chúng tôi được biết có hai dạng tạp chất gây tắt nghẽn màng RO

  • Các hợp tác vô cơ gồm các chất lơ lửng, ion của muối hòa tan,…
  • Các hợp chất hữu cơ, vi sinh…

Để vệ sinh màng RO cần loại bỏ hai loại hợp chất này. Nếu như trong hệ thống RO không tồn tại vi sinh thì việc sử dụng axit hay chất tẩy có tính axit thì có thể tẩy sạch cặn vô cơ. Nếu như trong hệ thống RO có tồn tại vi sinh, khi dùng axit hay chất tẩy có tính axit thì các vi sinh sẽ bị đóng cứng lại rất khó loại bỏ, thậm chí tạo một lớp màng cứng vĩnh cữu che bít màng RO.

Điều Chúng tôi muốn đề cập ở đây là Quý công ty đã làm gì để kiểm soát nồng độ chất trong suốt quá trình tẩy hay chỉ dựa vào kinh nghiệm (tuần hoàn từ 3-6 giờ, sau đó xả bỏ là xong). Nếu may mắn với loại cáu cặn có thể tẩy trong 3-6 giờ thì không có vấn đề gì. Còn nếu như loại cáu cặn chỉ cần tẩy 02 giờ là sạch thì thời gian dư sau đó có ảnh hưởng gì đến thiết bị không (ví dụ ăn mòn). Còn với loại cặn cứng đầu, cần thời gian tẩy nhiều hơn 6 giờ thì làm sao sạch được.

Sau khi tẩy xong chất được xả bỏ và Quý khách hàng dùng nước sạch để vệ sinh thiết bị. Làm thế nào để nhận biết chất tẩy đã sạch khỏi thiết bị. Cần lưu ý rằng “ nếu như không vệ sinh sạch chất khỏi thiết bị thì lâu ngày thiết bị sẽ nhanh bị mục và điều quan trọng là chất tẩy không được chứng nhận an toàn NSF nên một dư lượng nhỏ chất tẩy còn sót lại sẽ gây hại nếu như nước màng RO được dùng để ăn uống và chế biến thực phẩm”

Chúng tôi nhận thấy việc tẩy rửa màng RO là việc làm cần thiết, nhưng cần quan tâm đến những tiêu chí sau

  • Sạch cặn và an toàn cho thiết bị (Sử dụng quy trình tẩy hợp lý, có thiết bị để kiểm tra định lượng chứ không dựa vào kinh nghiệm)
  • Sạch chất tẩy (sử dụng thiết bị kiểm tra định lượng)

Long trường Vũ với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp chất và cung cấp giải pháp xử lý nước cho lò hơi và hệ thống giải nhiệt với sự tin tưởng của hơn 500 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết, những sản phẩm do Long Trường Vũ cung cấp không chỉ xử lý được vấn đề của bạn đang gặp phải mà còn vô cùng thân thiện với môi trường……..

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG LONG TRƯỜNG VŨ

Điện thoại: 0286.6864.325

Email: info@longtruongvu.vn

Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://s.net.vn/Nsa1

O5304 Chất tẩy rửa công nghiệp - saigonchemicals.com

LTV O5304 - Giải pháp tẩy rửa thiết bị giải nhiệt công nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả. Tẩy rửa vệ sinh rong rêu tháp giải nhiệt, lưới tản nhiệt, tẩy rong rêu cáu cặn